Tình hình xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh của VN những năm gần đây

 

Các thị trường nhập khẩu chính

Kim ngạch xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh của Việt Nam chiếm 1.3% tổng giá trị xuất khẩu của thế giới, đứng thứ 19 trên toàn thế giới về giá trị xuất khẩu.

Các thị trường lớn nhất của Việt Nam gồm có Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Trong năm 2018, giá trị các sản phẩm thủy tinh xuất khẩu sang Singapore đạt gần 313 triệu đô, sang thị trường Malaysia đạt hơn 275 triệu đô, và Hàn Quốc là hơn 99 triệu đô. Chỉ tính riêng xuất khẩu sang Singapore và Malaysia đã chiếm gần 60% giá trị xuất khẩu năm 2018.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh trong tháng 7/2018 giảm 1,5% so với tháng 6/2018 còn 83,8 triệu USD, tính chung từ đầu năm 2018 đến hết tháng 7 đạt 592,8 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ 2017.

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 58,3% tỷ trọng đạt 297,1 triệu USD, tăng 13,59% so với cùng kỳ.

Nếu như kết thúc quý 2/2018, Singapore, Malaysia và Hàn Quốc là những thị trường chủ lực xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam, thì nay sang quý 3/2018 cụ thể là tháng đầu tiên của quý những thị trường này tiếp tục dẫn đầu kim ngạch, chiếm 70,1% tỷ trọng, trong đó Singapore đạt cao nhất 179,9 triệu USD nhưng tốc độ so với cùng kỳ giảm 9,83%; đứng thứ hai là Malaysia 157,4 triệu USD tăng 54,38% và Hàn Quốc đạt 78,3 triệu USD, tăng 52,84% so với cùng kỳ 2017.

Nước nhập khẩu Giá trị xuất khẩu từ Việt Nam năm 2018 Thay đổi so với năm 2017 Mức độ tập trung của thị trường nước nhập khẩu Thuế suất áp dụng cho Việt Nam
Singapore 312,706 -12% 0.22 0%
Malaysia 275,390 39% 0.19 0%
Hàn Quốc 99,116 -24% 0.25 0%
Nhật Bản 95,153 6% 0.18 0%
Mỹ 64,302 -2% 0.22 4.8%

Đơn vị: nghìn USD

Thị trường xuất khẩu sang Malaysia có mức tăng trưởng gần 40% so với năm 2017, trong khi tại các nước nhập khẩu khác như Hàn Quốc hay Singapore, giá trị lại giảm đáng kể.

Mức độ tập trung của thị trường nước nhập khẩu thể hiện sự cạnh tranh về nguồn cung sản phẩm tại quốc gia đó. Các chỉ số này dao động trong khoảng 0.2%, thể hiện rằng các quốc gia trên nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau và thị trường không cạnh tranh quá khốc liệt.

Thuế suất

Thuế suất của các nước áp dụng cho Việt Nam đa phần đều ở mức 0%, do có các hiệp định thương mai trong khối, khu vực… trừ Mỹ áp dụng thuế khá cao đối với mặt hàng này.

Thuế suất của Mỹ áp lên các nước khác đều khá cao, để bảo hộ cho thị trường trong nước, vì Mỹ là quốc gia xuất khẩu thủy tinh đứng thứ 3 trên thế giới và đứng thứ 1 về nhập khẩu các sản phẩm làm từ thủy tinh.

Quốc gia Thuế suất
Singapore 0%
Malaysia 4.81%
Hàn Quốc 0.18%
Nhật Bản 4.81%
Việt Nam 4.81%

Thị trường nhập khẩu

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Thái Lan. Để bảo hộ cho thị trường trong nước, Việt Nam áp dụng thuế cao hơn nhiều so với thuế được áp lên hàng xuất khẩu của mình.

Tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc với giá trị nhập khẩu gần 500 triệu đô, chiếm hơn 90% lượng xuất khẩu sang 2 thị trường lớn nhất Singapore và Malaysia.

Nước xuất khẩu Giá trị nhập khẩu của VN năm 2018 Mức độ tập trung của nước xuất khẩu Thuế suất trung bình áp dụng bởi VN
Trung Quốc 499,973 0.06 5.5%
Nhật Bản 154,068 0.15 10%
Hàn Quốc 98,610 0.18 7.5%
Mỹ 72.690 0.14 15.9%
Thái Lan 61,550 0.1 0%

Đơn vị: nghìn USD

Các nước xuất khẩu sang Việt Nam đều có mức độ tập trung khá thấp, do xuất khẩu cho nhiều thị trường khác nhau, như Trung Quốc với chỉ 0.06%, do Trung Quốc là nước xuất khẩu đứng thứ 1 thế giới.

Vị trí của Việt Nam trên thị trường xuất nhập khẩu thủy tinh

Nước xuất khẩu Giá trị xuất khẩu Cán cân thương mại Tỷ trọng trên thị trường Xếp thứ
Trung Quốc 16,857,971 9,071,436 21.8% 1
Đức 7,542,036 1,700,417 9.8% 2
Mỹ 5,810,649 -2,901,416 7.5% 3
Nhật Bản 3,272,493 848,049 4.2% 5
Hàn Quốc 1,795,144 -509,988 2.3% 12
Việt Nam 1,001,323 -16,343 1.3% 19

Đơn vị: nghìn USD

Các thị trường xuất khẩu thủy tinh lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Mỹ chiếm hơn 1/3 lượng xuất khẩu toàn thế giới, giá trị xuất khẩu đạt hơn 24 tỷ đô.

Các thị trường nhập khẩu lớn thì đa phần lại là các nước xuất khẩu nhiều.

Nước nhập khẩu Giá trị nhập khẩu Cán cân thương mại Tỷ trọng trên thị trường Xếp thứ
Mỹ 8,712,065 -2,901,416 11.1% 1
Trung Quốc 7,785,535 9,071,436 9.9% 2
Đức 5,841,619 1,700,417 7.5% 3
Nhật Bản 2,424,444 848,049 3.1% 6
Hàn Quốc 2,305,132 -509,988 2.9% 8
Việt Nam 1,017,666 -16,343 1.3% 22

Đơn vị: nghìn USD

Thị trường xuất khẩu thủy tinh số 1 của Việt Nam – Singapore

Singapore nhập khẩu nhiều thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh từ nhiều thị trường lớn nhập khẩu của Việt Nam như Malaysia, Mỹ, Nhật Bản.

Singapore có như cầu lớn về hàng lương thực, thực phẩm chế biến, dệt may… vốn là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Singapore của Việt Nam gồm có máy móc điện tử, thiết bị máy móc các loại, các sản phẩm từ thủy tinh, dầu khoáng, da giày, vải vóc… là những mặt hàng Singapore nhập khẩu nhiều từ các nước trên thế giới.

Sản phẩm Singapore nhập khẩu từ Việt Nam Việt Nam xuất khẩu sang các nước Singapore nhập khẩu từ các nước
Máy móc thiết bị điện tử 1,138,526 1,170,895 75,322,543 86,442,806 93,119,996 101,598,091
Máy móc, thiết bị cơ khí 401,113 521,449 11,222,018 11,720,723 45,166,103 53,050,428
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 367,402 338,981 1,033,365 1,001,323 837,091 822,956
Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng 415,515 326,715 4,847,077 3,850,709 72,376,353 87,877,204

Đơn vị: nghìn USD

Các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Singapore từ Việt Nam đa phần là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như thủy tinh (41%), da giày (17%), ngũ cốc (15%),…

Sản phẩm Singapore nhập khẩu từ Việt Nam (2018) Tỷ lệ phần trăm nhập khẩu cùng loại sản phẩm Việt Nam xuất khẩu ra thế giới (2018) Tỷ lệ xuất khẩu so với thế giới
Thủy tinh và các sản phẩm của thủy tinh 338,981 41% 1,001,323 1%
Giày dép 140,716 17% 16,806,015 12%
Ngũ cốc 45,029 15% 2,684,246 2%
Sản phẩm mây tre đan 711 14% 231,379 9%
Cá và động vật sống dưới nước khác 93,546 11% 6,414,684 5%

Đơn vị: nghìn USD

Cụ thể, trong loại mặt hàng từ thủy tinh, Việt Nam cũng là đối tác quan trọng của nhiều thị trường, khi các sản phẩm như kính ép, đúc, kính cường lực… được các nước nhập khẩu nhiều từ thị trường Việt Nam.

Sản phẩm Giá trị xuất khẩu năm 2018 Mức độ tập trung của các nước nhập khẩu
Khối lát, sản phẩm của kính ép, đúc 1,140 0.85
Kính cường lực 102,972 0.79
Kính được làm thủ công 65 0.78
Kính dành cho xây dựng và công nghiệp ô tô 127,695 0.73

Đơn vị: nghìn USD

_Chang_