1. Phương pháp tính toán triển vọng xuất khẩu (theo công cụ Export Potential Map của ITC)

Chỉ số EPI (triển vọng xuất khẩu) được tính dựa theo một mô hình kinh tế, trong đó xem xét nguồn cung của nước xuất khẩu, nhu cầu về sản phẩm ở thị trường nhập khẩu và các điều kiện về thâm nhập thị trường. Nguồn cung cho các sản phẩm xuất khẩu được tính dựa trên chuỗi dữ liệu lịch sử về tình hình xuất khẩu của nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, những nhân tố như GDP của hai nước xuất khẩu và nhập khẩu đang xét, Thuế áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu, Thị phần của nước xuất khẩu, Vị trí địa lý, Quan hệ thương mại cũng được tính đến khi xem xét triển vọng xuất khẩu một mặt hàng của một nước nhất định.

Hình 1: Các căn cứ để tính toán chỉ số EPI (Nguồn: ITC)

2. Triển vọng xuất khẩu các mặt hàng Sắt và Thép của Việt Nam

Theo dữ liệu từ Trade Map, 10 mặt hàng sắt thép (HS 4 chữ số) với tỷ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2014-2018 là

Bảng 1: Top 10 sản phẩm sắt thép mã HS 72 có giá trị xuất khẩu cao nhất (đơn vị: nghìn USD)
Mã HS 4 chữ số Mô tả hàng hóa Trị giá xuất khẩu năm 2018, nghìn USD
7210 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng 1,301,654
7209 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng 449,589
7213 Sắt và thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn cuốn không đều, cán nóng 444,641
7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm 398,312
7214 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, nhưng kể cả những dạng được xoắn sau khi cán 343,351
7212 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng 336,649
7208 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng 313,559
7216 Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình 243,427
7219 Các sản phẩm thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên 189,592
7225 Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác 132,228

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phụ, mạ hoặc tráng (HS 7210) là sản phẩm có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong số các mặt hàng mã HS 72. Mỹ là quốc gia với tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm 7210 lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam đã góp mặt trong số 3 quốc gia có trị giá xuất khẩu sản phẩm 7210 lớn nhất của Mỹ tính từ năm 2014.

Bảng 2: Triển vọng xuất khẩu đối với các mặt hàng sắt thép thuộc nhóm 7210
Mã HS 6 chữ số Triển vọng xuất khẩu lớn đối với các nước Vượt quá triển vọng xuất khẩu
721012 Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Mexico, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ả rập Xê út Philippines, Cam-pu-chia, Malaysia, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga
721011 Cam-pu-chia, Indonesia, Ấn Độ, Ả rập Xê út N.A.
721030 Trung Quốc Lào, Malaysia, Cam-pu-chia
721041 Cam-pu-chia, Peru, Myanmar, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ghân, Philippines N.A.
721049 Mexico, Mỹ, Thái Lan, Italy, Brazil, Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ecuador, Tây Ban Nha, Costa Rica Mỹ, Indonesia, Bỉ, Malaysia, Lào, Vương quốc Anh
Lý giải Ngoại trừ mặt hàng 721011 đã có trị giá xuất khẩu đạt gần 2 triệu USD sang Lào và mặt hàng 721041 có trị giá đạt gần 20 triệu USD sang Campuchia thì hầu như trị giá xuất khẩu thực tế của các mặt hàng còn lại đang dừng tại điểm 0, tức là mặt hàng sắt thép củaViệt Nam chưa tiếp cận được đối với các nước đó. – Phần lớn những quốc gia đang vượt quá triển vọng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam là các nước thuộc khối ASEAN (Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia). Điều này có thể lí giải là do khoảng cách địa lý thuận lợi và các nước trong khu vực dành cho hàng hóa nhập khẩu từ cá nước thành viên mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN ATIGA đưa thuế nhập khẩu của tất cả các nước thành viên xuống 0%)

 

3. Lý giải cho những triển vọng xuất khẩu

Sự tăng trưởng đáng kể trong trị giá xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2014 – 2018 có thể được lý giải do:

  • Hiệu lực từ 1/6/2018, Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu 25% cho các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Canada và các nước trong Liên minh châu Âu, chỉ có 4 quốc gia được miễn thuế là Argentina, Úc, Brazil và Hàn Quốc nhưng vẫn phải chịu hạn ngạch nhập khẩu nhất định.
  • Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc nổ ra vào tháng 3/2018, Mỹ và Trung Quốc áp dụng mức thuế 25% cho các mặt hàng nhập khẩu, ước tính trị giá 34 tỷ USD cho nước kia. Từ tháng 9/2018, Mỹ áp thêm 10% thuế nhập khẩu vào các mặt hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc. Từ đó cho thấy mức độ bảo hộ của Mỹ đối với hàng hóa thuộc ngành thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã gia tăng đáng kể.
  • Trong giai đoạn này, tăng trưởng đột biến về sản lượng và trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng gây ra nhiều chú ý vì những nghi ngờ về gian lận thương mại khi sắt thép Trung Quốc đã có thể gián tiếp qua Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Nghi ngờ này là có cơ sở khi nhìn vào cơ cấu nhập khẩu mặt hàng sắt thép mã HS 72 của Việt Nam. Đứng đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam là Trung Quốc với trị giá xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng vượt xa các nước còn lại trong top 5 quốc gia xuất khẩu sang Việt Nam. Sự trùng hợp này càng củng cố nghi ngờ về gian lận xuất xứ hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và mặt hàng sắt thép nói riêng.

_Linh_