PHẦN 4: CHUYỂN SANG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI

1. Giai đoạn hồi phục đã cận kề, nhưng tốc độ phục hồi tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro và một thực trạng mới.

2. Sức khỏe cộng đồng và thực trạng kinh tế khi bắt đầu phục hồi có sự khác biệt giữa các khu vực.

# Một số khu vực cân nhắc phục hồi ngay sau khi tình trạng lây nhiễm ổn định, số còn lại chờ đợi một sự suy giảm đáng kể.

Các giai đoạn diễn biến của COVID-19

3. AACT: 4 phương diện của kế hoạch phục hồi hiệu quả

AACT bao gồm: Thích nghi (Adapt), Tăng tốc (Accelerate), Tương trợ (Craft) và Thời gian (Time).

a) Thích nghi

# Cân nhắc ba thay đổi chủ yếu quyết định tới trình tự ưu tiên của nỗ lực phục hồi: hành vi và nhu cầu mới của khách hàng, mô hình cầu khó dự đoán, dư thừa năng lực sản xuất có hệ thống.

# Xu hướng thương mại điện tử tăng lên đối với nhóm khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.

Xu hướng thương mại điện tử tăng lên

# Cần liên tục cải tiến hành trình khách hàng từ điểm đầu cho tới điểm cuối:

(1) Xây dựng tầm nhìn, ý tưởng và chế tạo sản phẩm mẫu

(2) Thử nghiệm với khách hàng và các bên liên quan để hoàn thiện sản phẩm

(3) Xác định thứ tự ưu tiên

b) Tăng tốc

# Lực lượng lao động sau quá trình làm việc tại nhà để phòng dịch được chia làm 4 bộ phận:

(1) Làm việc trực tuyến/từ xa tại nhà: tiếp tục làm việc tại nhà, tăng độ linh hoạt.

(2) Linh hoạt, onsite: xây dựng kế hoạch phục hồi dựa trên tình hình khu vực.

(3) Then chốt, onsite: trở lại làm việc với mức độ linh hoạt cao hơn.

(4) Khác: đề cao sự minh bạch, tái đào tạo, bào toàn tương lai doanh nghiệp.

# Làm việc từ xa có thể mang lại những lợi ích khác ngoài phòng tránh COVID-19: tăng khả năng tiếp cận nhân tài, tăng năng suất lao động, giảm chi phí trụ sở và tăng mức độ hài lòng của nhân viên.

# Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu sang làm việc từ xa: sau hơn một thập kỉ chuyển dịch, chỉ có 8-10% bộ phận then chốt của các doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon có khả năng làm việc từ xa.

Ví dụ: Công ty phần mềm đa quốc gia

# Cảm giác biệt lập là một trở ngại lớn khi làm việc từ xa.

c) Tương trợ

# Cần đảm bảo sự tương trợ xuyên suốt hành trình của lực lượng lao động.

(1) Các giai đoạn trong hành trình: Trước khi trở lại, Đi làm, Tại chỗ làm, Tại các không gian chung, Sau khi nhiễm bệnh.

(2) Hệ thống quản lý rủi ro theo cấp bậc (từ hiệu quả thấp tới cao): Thiết bị bảo hộ cá nhân, Kiểm soát hành chính, Kiểm soát kỹ thuật, Thay thế và Loại bỏ.

Đảm bảo tương trợ xuyên suốt hành trình của lực lượng lao động

# Phần lớn các doanh nghiệp sẽ cân nhắc phục hồi theo giai đoạn.

Ví dụ: Kế hoạch phục hồi của Mỹ chia làm 3 giai đoạn: Thực hiện các lệnh giới nghiêm, Nới lỏng lệnh giới nghiêm và Xóa bỏ lệnh giới nghiêm.

# Ba yếu tố cần chú trọng khi tiến hành các biện pháp can thiệp sức khỏe lực lượng lao động:

(1) Đề cao nhóm nhỏ các biện pháp có chủ đích đích rõ ràng.

(2) Lập ra “nhóm đỏ” (red team) để xây dựng và đánh giá kế hoạch phục hồi.

(3) Đầu tư vào truyền thông và đào tạo.

d) Thời gian

# Bảng chỉ báo dẫn dắt (Leading Indicators Dashboard) là công cụ quan trọng giúp lựa chọn thời điểm chuyển dịch chính xác. Bảng bao gồm các chỉ số liên quan tới nhu cầu kinh tế và sức khỏe cộng đồng.

# Trung tâm điều hành cần:

(1) Thành lập bộ phận lên kế hoạch trước thời hạn.

(2) Cân nhắc cách tiếp cận dựa trên bối cảnh để giúp doanh nghiệp thích nghi với quá trình phục hồi sau khi bình ổn dịch.

(3) Thống nhất các biện pháp ngắn hạn và dài hạn trong hệ thống AACT.

(4) Lập danh sách các điều cần hoàn thành trong quá trình phục hồi.