Sản lượng xuất khẩu Thảm trải sàn và các loại vải dệt khác của Việt Nam đứng thứ 27 trên thế giới. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản nhiều nhất với kim ngạch đạt hơn 41 triệu đô la Mỹ.
Top 5 nước với giá trị nhập khẩu các sản phẩm mã HS 57 lớn nhất từ Việt Nam
Giai đoạn từ năm 2015 đến 2018 , kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thảm trải sàn và các loại vải dệt khác của Việt Nam sang 5 nước tiềm năng nhất là Nhật Bản , Hàn Quốc, Ấn Độ, UAE và Trung Quốc đều tăng. Năm 2017- 2018 là giai đoạn tăng trưởng rõ rệt, cũng trong giai đoạn này , tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật đạt 18,850 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản là 19,010 tỷ USD, tăng 12,0%. Trong các năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm bốn đối tác thương mại lớn nhất (Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ) trong hơn 200 quốc gia có xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam.
Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 18,85 triệu đô năm 2018.
Quốc gia với kim ngạch nhập khẩu lớn từ Việt Nam
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu măt hàng Thảm trải sàn và các loại vải dệt khác của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tăng mạnh do được hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan qua việc kí kết hiệp định CPTPP, Việt Nam được hưởng ưu đã thuế suất 0% từ đối với các nước thuộc ASEAN.
Hàn Quốc cũng là đối tác tiềm năng và lâu dài của Việt Nam, nhập khẩu Thảm trải sàn và các loại vải dệt khác của Việt Nam năm 2018 đạt hơn 8 triệu đô. Thảm trải sản và các loại hàng dệt trải sàn khác được hưởng lợi nhiều nhất khi Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định FTA với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,.. trong đó cam kết mức thuế suất 0% đối với mặt hàng dệt may.
Tại thị trường Nhật Bản, Thảm trải sản và các loại hàng dệt trải sàn khác của Việt Nam đứng thứ 2 ( sau Trung Quốc) năm 2018. Sản phẩm thảm trải sàn “ Made in China” chiếm hơn 63% ở Nhật Bản, so với Việt Nam chiếm hơn 6%.
Trung Quốc không chỉ là nhà xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản mà cũng là là nhà xuất khẩu số 1 tại Việt Nam về mặt hàng này. Sản phẩm thảm của Trung Quốc chiếm hơn 57% thị phần tại Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2014-2018 khoảng 4%.
Với những loại thảm trải có xuất xứ từ sợi cũng gặp khó khăn khi vấp phải quy tắc xuất xứ “ từ sợi trở đi” trong TPP mà Việt Nam là nước thành viên, cụ thể là nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường vi phạm nguồn gốc xuất xứ của sợi là nhập từ các nước ngoài khối TPP. Theo đó, nước nhập khẩu hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp bảo hộ, cụ thể, nước nhập khẩu có thể không tiếp tục áp dụng ưu đãi thuế quan cho sản phẩm dệt may đó nữa và nâng mức thuế lên ngang bằng với mức thuế Tối huệ quốc (thuế MFN) theo WTO tại thời điểm đó. Nhật Bản hoàn toàn có thể áp mức thuế 7.9% đối với mặt hàng thảm từ sợi( bị vi phạm quy tắc) , Hàn Quốc có thể áp thuế suất tới 10% cho mặt hàng tương tự của Việt Nam. Thêm vào đó, tình hình ngành sợi đang theo chiều hướng xấu, sự cạnh tranh về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi FDI cũng như cạnh tranh từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Pakistan càng gay gắt
Điều này hoàn toàn có thể khiến mặt hàng này của Việt Nam không thể tận dụng được lợi thế từ hiệp định CPTPP mà còn khó có thể vào các thị trường lớn hơn như EU, Mỹ hay Canada,…
_Nga_