Taị ngày đầu tiên của kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIV, dự kiến sẽ thông qua Hiệp định EVFTA và EVIPA.
Theo Bộ Công Thương, việc Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn.
Được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, EVFTA mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 18.000 tỷ USD.
Tính đến thời điểm hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng hóa Việt Nam mà chúng ta có hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, thị phần hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam so với tổng nhập khẩu của khu vực này còn khiêm tốn so với tiềm năng, một phần do vẫn còn rào cản đối với hàng hóa Việt Nam, phần khác do năng lực cạnh tranh của chúng ta còn hạn chế.
Vì vậy, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ có được từ Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường quan trọng này, giúp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU và mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả, đồ gỗ…. là rất đáng kể.
Để nắm bắt và tận dụng nhanh chóng cơ hội này, doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu thị trường mặt hàng cụ thể của mình tại EU. Trade Analytics xin đề xuất nội dung báo cáo nghiên cứu thực tế như dưới đây để doanh nghiệp tham khảo:
BÁO CÁO PHÂN TÍCH |
CƠ HỘI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG [X] SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU |
I | Tóm tắt các nội dung chính |
I | Mô tả sản phẩm |
II | Quy mô và dung lượng thị trường sản phẩm tại EU |
III | Các quốc gia EU có tiềm năng nhập khẩu cao |
1 | Quốc gia 1 |
2 | Quốc gia 2 |
3 | Quốc gia 3 |
4 | Quốc gia 4 |
5 | Quốc gia 5 |
IV | Thị hiếu và xu hướng đối với sản phẩm |
V | Các yêu cầu để sản phẩm được phép nhập khẩu và bán tại thị trường EU |
1 | Các quy định pháp lý về mặt hàng [X] |
2 | Các yêu cầu bổ sung từ phía người mua |
Yêu cầu về chất lượng | |
Chứng nhận an toàn thực phẩm | |
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | |
Yêu cầu về bao bì sản phẩm | |
Yêu cầu về nhãn hiệu | |
3 | Các yêu cầu về thị trường ngách |
VI | Các kênh thâm nhập thị trường EU |
VII | Phân tích cạnh tranh |
1 | Các quốc gia xuất khẩu chủ yếu |
2 | Các doanh nghiệp xuất khẩu chính |
3 | Các sản phẩm cạnh tranh |
VIII | Phân tích mức giá sản phẩm |
IX | Tình hình xuất khẩu mặt hàng [X] của Việt Nam |
Kim ngạch xuất khẩu | |
Sản lượng | |
Mức giá xuất khẩu | |
X | Thuế và các hàng rào phi thuế quan |
XI | Các nội dung chính về mặt hàng [X] trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU |
XII | Phụ lục |
1 | Danh sách các khách hàng tiềm năng |
2 | Các đầu mối liên hệ cần thiết để xuất khẩu sang EU |
Để đặt hàng triển khai thực hiện báo cáo, xin liên hệ Trade Analytics Research Team tại đây: